Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng khái niệm “chia sẻ giá trị” – Creating Shared Value (CSV). Có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động song song với việc tạo ra các giá trị mà các bên liên quan khác cũng ủng hộ và chia sẻ từ đó mang lại doanh thu, lợi nhuận và sự phát triển bền vững, lâu dài.
Tạo ra giá trị chia sẻ (CSV) là mô hình kinh doanh mà Gojek – công ty công nghệ hàng đầu áp dụng từ những ngày đầu thành lập và đang thực thi hàng ngày. Gojek lấy công nghệ làm phương tiện nền tảng tạo ra giá trị cộng hưởng cho các bên liên quan, từ đối tác, khách hàng tới nhà cung cấp, người lao động và cộng đồng.
Ông Phùng Tuấn Đức – người điều hành Gojek Việt Nam ví cách thức hoạt động của mô hình CSV tựa hình xoắn ốc bởi sự tác động mà nó tạo ra cho xã hội và cho doanh nghiệp là liên tục và tương hỗ. Đó là một vòng tròn không ngừng mở rộng khi doanh nghiệp kinh doanh giải quyết bài toán cộng đồng. Nói cách khác, doanh thu hay lợi nhuận của Gojek được tạo ra từ việc doanh nghiệp có thể giải quyết được bao nhiêu bài toán của xã hội.
Vậy họ đã tạo ra giá trị chia sẻ như thế nào ?
Khi phần lớn đối tác là những người không có nhiều sự lựa chọn và cơ hội phát triển kinh tế, Gojek hướng tới chia sẻ các cơ hội và giá trị cho họ. Quá trình phát triển đó dựa trên 3 trụ cột chính cũng là phương châm của ứng dụng gọi xe ngay từ khi ra đời cách đây 12 năm: Speed (tốc độ), Innovation (đổi mới), Social Impact (tác động xã hội).
Gojek đưa ra các giải pháp cho các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày thông qua dịch vụ của mình.
1.Bài toán giảm ùn tắc giao thông
Để giải quyết bài toán di chuyển trong bối cảnh kẹt xe ở các thành phố lớn, Gojek tìm thấy lời giải ở chiếc xe hai bánh. Năm 2010, dưới hình thức ban đầu là một tổng đài kết nối những người có nhu cầu di chuyển với các tài xế xe ôm truyền thống, Dần dần, Gojek đã phát triển dùng giải pháp công nghệ để điều phối các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, vừa tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn người, hỗ trợ họ tiếp cận công nghệ và các chương trình đào tạo bài bản, vừa giảm ùn tắc giao thông và giảm phát thải.
2.Bài toán tạo cơ hội kinh doanh online cho các doanh nghiệp
Lấy tài xế làm gốc, Gojek tiếp tục tạo ra các dịch vụ tận dụng tính linh động của chiếc xe hai bánh, mở rộng từ chở khách sang vận chuyển hàng hóa và giao nhận đồ ăn. Dịch vụ đặt món trực tuyến GoFood cũng xoay quanh chiếc xe hai bánh nhưng mở rộng sự hỗ trợ tới các đối tác là nhà hàng, hộ kinh doanh, giúp họ tiếp cận được nguồn khách hàng mới trên nền tảng số, học cách marketing chuyên nghiệp hơn.
3.Bài toán nhu cầu di chuyển và đặt đồ online của người dân tăng cao
Từ việc phát triển cơ hội kinh doanh online cho các doanh nghiệp dẫn đến nhu cầu đặt đồ ăn online của khách hàng ngày một tăng lên. Từ đó, tạo ra một lớp tác động tích cực, Gojek đáp ứng nhu cầu hàng ngày về vận chuyển, đi lại, ăn uống của người dân và duy trì sự liền mạch của chuỗi cung ứng.
Ứng dụng Gojek mang lại nhiều lợi ích cho người dân thông qua các dịch vụ đa dạng và tiện ích:
- GoRide: Dịch vụ xe ôm công nghệ
- GoCar: Dịch vụ xe hơi công nghệ
- GoSend: Dịch vụ giao hàng
- GoFood: Dịch vụ giao đồ ăn từ các nhà hàng, quán ăn
- GoMart: Dịch vụ mua sắm trực tuyến từ các cửa hàng, siêu thị
- GoPay: Ví điện tử giúp thanh toán tiện lợi
- GoClean: Dịch vụ vệ sinh nhà GoMassage: Dịch vụ mát-xa tại nhà
Đặc biệt, trong thời kỳ bệnh dịch, Gojek cam kết không tăng giá dịch vụ trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhanh chóng đưa hàng ngàn cửa hàng tiện lợi, siêu thị lên nền tảng để hỗ trợ cung cấp nhu yếu phẩm, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của người dân thành phố.
4.Bài toán tạo cơ hội việc làm ổn định
Dự án “Để không ai bị bỏ lại phía sau – mùa 2” là một sáng kiến của Gojek, hướng tới một nhóm yếu thế khác trong xã hội là những người thân của các đối tác tài xế Gojek. Dự án đã đào tạo nghề, kỹ thuật nấu ăn và kiến thức chuyên môn, và hỗ trợ họ khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng công nghệ, từ đó tạo ra cơ hội thu nhập mới cho họ, giúp họ cải thiện sinh kế và giảm bớt các rào cản tăng trưởng kinh tế – xã hội.
5.Bài toán hỗ trợ nhà nước trong thời kỳ khó khăn
Một trong những điểm nhấn thể hiện rõ việc tích hợp CSV vào hoạt động kinh doanh là câu chuyện ra mắt GoCar Protect ngay trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh. GoCar là một kế hoạch lớn trong chiến lược phát triển năm 2021 của Gojek nhưng đã phải tạm gác lại khi làn sóng COVID-19 thứ tư ập đến. Nhưng vào đầu tháng 8.2021, nhận thấy nhu cầu di chuyển lớn của lực lượng y tế tuyến đầu tại TPHCM đang chưa được đáp ứng trong bối cảnh các phương tiện vận tải bị hạn chế, Gojek quyết định khởi động lại dự án GoCar nhằm chung tay cùng thành phố chống dịch.
Những chuyến xe GoCar đầu tiên lăn bánh để vận chuyển các y, bác sĩ cũng là những chuyến xe đầu tiên ở Việt Nam mang theo những tiêu chuẩn cao nhất về an toàn phòng dịch, nhằm đảm bảo sức khỏe cho hành khách và các bác tài trên xe. Sau chiến dịch này, dựa trên phản hồi tích cực của người dùng, Gojek đã chính thức triển khai dòng sản phẩm GoCar Protect phòng dịch với đông đảo người dùng tại TPHCM vào tháng 11.2021 và Hà Nội vào tháng 1.2022. GoCar Protect được coi là đã đưa ra chuẩn mực mới về an toàn sức khỏe cho ngành gọi xe công nghệ nói riêng và vận tải công cộng nói chung.
Việc tạo cơ hội thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn đối tác tài xế và cơ hội phát triển cho hàng chục ngàn quán ăn, nhà hàng tại Việt Nam đã trở thành động lực phát triển của cả nền kinh tế, không chỉ riêng của Gojek.
Từ giá trị chuyển hoá thành lợi nhuận ?
Sự thành công của Gojek minh chứng cho khả năng sáng tạo và quản lý hiệu quả trong việc áp dụng CSV vào hoạt động kinh doanh, phát triển và cung cấp dịch vụ đa dạng, mang lại lợi ích cho các bên liên quan. Từ đó, chiếm được trọn vẹn trái tim, sự ủng hộ của họ, thành công ghi điểm trong mắt công chúng, và đó chính là chiếc chìa khoá tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp. Họ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.